Ôi, tôi chán quá đi! Ai làm tôi chán?

Chúng ta, ai cũng lắm khi thấy thật sự rất chán. Nào là chán công việc ta đang làm, chán cuộc sống ta đang sống, chán món đồ ta đang có… Vâng, tôi cũng đang phải chán hàng ngày đây bạn ạ!

Có ai đã nói “Hạnh phúc là có một công việc để làm, một mục tiêu để hướng tới, và một người để thương yêu”. Tôi đang có một công việc – mà mọi người nhìn vào nói là tốt lắm. Nhưng tôi vẫn thấy chán. Vậy là sao? Hoặc người ngoài nhìn vào không hiểu, hoặc là tôi đứng núi này trông núi nọ chăng?

Tôi chán, thì tôi có quyền lựa chọn: hoặc thay đổi cảm nhận và suy nghĩ của mình về công việc này, hoặc là tôi quyết định chọn việc khác. Còn nếu như tôi không làm được 01 trong 02 việc nói trên, thì hậu quả là tôi cứ tiếp tục chán nó mỗi ngày, chẳng được ích lợi gì, cũng chẳng thay đổi được gì. Vì thế, tôi chọn giải pháp đương đầu với thực tế – chán hay không chán là do tôi cảm nhận mà thôi, bản thân công việc nó đã như thế rồi – việc này hay việc khác thì cũng có cái được và cái không được, do đó, tốt hơn là tôi hãy thay đổi thái độ của mình về việc này, hãy cố tìm ra niềm vui, sự thử thách trong công việc.

Và nếu tôi đủ can đảm để chọn việc mình yêu thích – nhưng đầy rủi ro, so với việc hiện tại tôi không yêu thích nhưng lại rất ổn định và thu nhập tốt, thì tôi cũng nên chấp nhận rủi ro để đi theo con đường mình chọn. Hầu hết những ai từ tay trắng trở nên thành công, giàu có, đều đã phải hy sinh rất nhiều để kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn và đã có lòng tin đó sao?

Thực sự vừa rồi tôi còn đang rất chán nản, đầy ý nghĩ tiêu cực, muốn nghỉ việc quách đi cho rồi! Nhưng sau khi tôi viết ra những dòng này, giờ thì trong lòng tôi đã khá “gió yên sóng lặng”, vì tôi hiểu – chính tôi làm tôi chán! Chính suy nghĩ của tôi đã làm tôi chán, chứ không phải công việc này làm tôi chán! Và vì thế, tôi chỉ cần thay đổi ý nghĩ của mình chút xíu thôi – là tôi đã tự giải thoát được mình ra khỏi cảm giác chán, hơn nữa, còn mang lại cho tôi động lực để hoàn thành công việc nữa. Vậy tôi đã nghĩ gì? Tôi nghĩ:

– Đại đa số mọi người đều cảm thấy chán việc mình đang làm. Rất hạnh phúc cho những ai cảm thấy háo hức mỗi sáng khi chuẩn bị đi làm, và yêu thích những gì mình làm trong suốt 8 giờ vàng ngọc. Trong khi ta không được “may mắn, hạnh phúc” như thế, thì ít ra ta cũng đừng tự làm mình chán. Bởi vì chán hay không chán là do suy nghĩ chủ quan của ta mà thôi.

– Trong khi tôi còn phải làm công việc này (chưa đủ dũng cảm, hay chưa đến thời cơ thay đổi việc tôi yêu thích hơn), thì tốt hơn tôi học cách vui vẻ và tích cực làm việc, vì trước sau tôi cũng phải làm những việc này. Nếu tôi chán, tôi sẽ cảm thấy rất nặng nhọc khi làm, còn nếu tôi vui vẻ và tích cực làm, tôi sẽ thấy thật nhẹ nhàng khi làm. Cách sau có lợi hơn nhiều – lợi cho tôi, lợi cho công việc, lợi cho Sếp của tôi nữa.

– Hãy nhìn ra xung quanh, và tốt hơn hãy nhìn xuống một chút, hãy bước chân ra đường, nơi bao nhiêu người đang dãi nắng dầm mưa, buôn gánh bán bưng, lao động tay chân nặng nhọc để kiếm chừng 2-3 triệu đồng/tháng, để sau đó thấy rằng “Ôi, tôi thật may mắn có được việc làm tốt thế này!”

– Một điều nữa, vì danh dự của mình, việc gì thuộc trách nhiệm của tôi thì tôi phải làm thôi, không nên trốn tránh (mà có trốn tránh cũng không xong). Vì thế, hãy rời khỏi bàn làm việc, thư giãn vài phút để vứt đi cái cảm giác chán, và sau đó quay lại bàn làm việc – nào ta bắt tay xử lý công việc thôi!

Viết xong, tôi thật sự đã thay đổi! Tôi đã không còn cảm thấy chán nản, nặng nề nữa!

Chán! Làm sao cho hết chán?

Chúng ta, ai cũng lắm khi thấy thật sự rất chán. Nào là chán công việc ta đang làm, chán cuộc sống ta đang sống, chán món đồ ta đang có… Vâng, tôi cũng đang phải chán hàng ngày đây bạn ạ!

Có ai đã nói “Hạnh phúc là có một công việc để làm, một mục tiêu để hướng tới, và một người để thương yêu”. Tôi đang có một công việc – mà mọi người nhìn vào nói là tốt lắm. Nhưng tôi vẫn thấy chán. Vậy là sao? Hoặc người ngoài nhìn vào không hiểu, hoặc là tôi đứng núi này trông núi nọ chăng?

Tôi chán, thì tôi có quyền lựa chọn: hoặc thay đổi cảm nhận và suy nghĩ của mình về công việc này, hoặc là tôi quyết định chọn việc khác. Còn nếu như tôi không làm được 01 trong 02 việc nói trên, thì hậu quả là tôi cứ tiếp tục chán nó mỗi ngày, chẳng được ích lợi gì, cũng chẳng thay đổi được gì. Vì thế, tôi chọn giải pháp đương đầu với thực tế – chán hay không chán là do tôi cảm nhận mà thôi, bản thân công việc nó đã như thế rồi – việc này hay việc khác thì cũng có cái được và cái không được, do đó, tốt hơn là tôi hãy thay đổi thái độ của mình về việc này, hãy cố tìm ra niềm vui, sự thử thách trong công việc.

Và nếu tôi đủ can đảm để chọn việc mình yêu thích – nhưng đầy rủi ro, so với việc hiện tại tôi không yêu thích nhưng lại rất ổn định và thu nhập tốt, thì tôi cũng nên chấp nhận rủi ro để đi theo con đường mình chọn. Hầu hết những ai từ tay trắng trở nên thành công, giàu có, đều đã phải hy sinh rất nhiều để kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn và đã có lòng tin đó sao?

Thực sự vừa rồi tôi còn đang rất chán nản, đầy ý nghĩ tiêu cực, muốn nghỉ việc quách đi cho rồi! Nhưng sau khi tôi viết ra những dòng này, giờ thì trong lòng tôi đã khá “gió yên sóng lặng”, vì tôi hiểu – chính tôi làm tôi chán! Chính suy nghĩ của tôi đã làm tôi chán, chứ không phải công việc này làm tôi chán! Và vì thế, tôi chỉ cần thay đổi ý nghĩ của mình chút xíu thôi – là tôi đã tự giải thoát được mình ra khỏi cảm giác chán, hơn nữa, còn mang lại cho tôi động lực để hoàn thành công việc nữa. Vậy tôi đã nghĩ gì? Tôi nghĩ:

– Đại đa số mọi người đều cảm thấy chán việc mình đang làm. Rất hạnh phúc cho những ai cảm thấy háo hức mỗi sáng khi chuẩn bị đi làm, và yêu thích những gì mình làm trong suốt 8 giờ vàng ngọc. Trong khi ta không được “may mắn, hạnh phúc” như thế, thì ít ra ta cũng đừng tự làm mình chán. Bởi vì chán hay không chán là do suy nghĩ chủ quan của ta mà thôi.

– Trong khi tôi còn phải làm công việc này (chưa đủ dũng cảm, hay chưa đến thời cơ thay đổi việc tôi yêu thích hơn), thì tốt hơn tôi học cách vui vẻ và tích cực làm việc, vì trước sau tôi cũng phải làm những việc này. Nếu tôi chán, tôi sẽ cảm thấy rất nặng nhọc khi làm, còn nếu tôi vui vẻ và tích cực làm, tôi sẽ thấy thật nhẹ nhàng khi làm. Cách sau có lợi hơn nhiều – lợi cho tôi, lợi cho công việc, lợi cho Sếp của tôi nữa.

– Hãy nhìn ra xung quanh, và tốt hơn hãy nhìn xuống một chút, hãy bước chân ra đường, nơi bao nhiêu người đang dãi nắng dầm mưa, buôn gánh bán bưng, lao động tay chân nặng nhọc để kiếm chừng 2-3 triệu đồng/tháng, để sau đó thấy rằng “Ôi, tôi thật may mắn có được việc làm tốt thế này!”

– Một điều nữa, vì danh dự của mình, việc gì thuộc trách nhiệm của tôi thì tôi phải làm thôi, không nên trốn tránh (mà có trốn tránh cũng không xong). Vì thế, hãy rời khỏi bàn làm việc, thư giãn vài phút để vứt đi cái cảm giác chán, và sau đó quay lại bàn làm việc – nào ta bắt tay xử lý công việc thôi!

Viết xong, tôi thật sự đã thay đổi! Tôi đã không còn cảm thấy chán nản, nặng nề nữa!