Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ

Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xưa, chợ nổi hình thành là đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng…. Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.
Vị trí: trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lượng lớn. Mỗi mặt hàng đã được phân loại cho đồng đều về chất lượng, kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như “căn hộ di động” trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh… có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất.
Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch).
Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.

Bán vé số cũng trên ghe xuồng

Bán vé số cũng trên ghe xuồng

Mua bán trên ghe

Mua bán trên ghe

Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng

(sưu tầm)

Đi Trà Vinh 02 ngày cuối tuần

Bạn đã đi Trà Vinh bao giờ chưa? Nếu chưa thì bạn có thể tổ chức đi bụi Trà Vinh trong 02 ngày cuối tuần. Đi xe máy. Có nhiều đường đi Trà Vinh từ Tp.HCM: nếu đi xe đò bạn phải đi đường vòng qua Vĩnh Long, mất hơn 200km. Nếu đi xe máy bạn sẽ đi đường qua Bến Tre, qua phà Cổ Chiên, chỉ khoảng 130km, nếu đi đường tắt nữa, không qua phà Cổ Chiên mà đi qua đò ở gần thị xã Trà Vinh – Thạnh Phú của Bến Tre thì chỉ mất khoảng 110km. Phải qua phà Hàm Luông của Bến Tre và hoặc là phà Cổ Chiên, hoặc là đò ngang nối liền Thạnh Phú – Bến Tre với huyện Càng Long – Trà Vinh. Chỉ mất không đầy 4 giờ đi xe máy, chạy chậm, và chờ phà.

Phà Hàm Luông

Phà Hàm Luông

Phà Cổ Chiên

Phà Cổ Chiên

Đến Trà Vinh bạn có thể ở lại KS Cửu Long, KS 3 sao lớn nhất Trà Vinh, 200.000 đồng/phòng đôi/đêm, có ăn sáng buffet. Đặc biệt bạn nên ăn ít nhất 1 bữa trưa hay tối ở nhà hàng của KS này, nấu rất ngon, giá cả hợp lý.

Chợ Trà Vinh ở trung tâm TX Trà Vinh

Chợ Trà Vinh ở trung tâm TX Trà Vinh

Xe lôi đạp

Xe lôi đạp

Đến Trà Vinh thì bạn nên đến Ao Bà Om, chùa Hang. Nếu có thời gian bạn có thể đi biển Ba Động cách TX Trà Vinh cũng khoảng 50km. Mình chưa đến đó nhưng sẽ đi khi có dịp. Đồ ăn thức uống ở Trà Vinh cũng rẻ. Thị xã nhiều cây xanh nên không khí trong lành, hiền hòa, nhiều người Khmer – họ cũng rất hiền.
Đặc sản nên ăn thử gồm: dừa sáp (xem mấy bài trước mình có viết và đưa hình về dừa sáp), bánh tét Trà Cuôn, bánh tét cốm dẹp, bún nước lèo….

Bún nước lèo

Bún nước lèo

Ao Bà Om – Trà Vinh

Đi đến Trà Vinh thì bạn nên đến Ao Bà Om một lần cho biết. Ao Bà Om cách trung tâm TX Trà Vinh vài km. Ao giờ đã không còn “đẹp nên thơ” vì nước ít, không sạch, không trong… Nhưng bạn sẽ ấn tượng với những cây cổ thụ xung quanh ao, đặc biệt là rễ cây nhô cao có thể dùng làm băng ghế cho các cặp tình nhân… và một bầu không khí trong lành, chưa bị “dịch vụ du lịch” làm tổn hại.

Rễ cây rất đặc biệt

Rễ cây rất đặc biệt

Đôi nét về lịch sử cũng như tên gọi của ao Bà Om (sưu tầm):
Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam, thuộc khóm 3, phường 8 thị xã Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía tây nNam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.
Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn hò của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp hình quay phim lưu niệm.
Gần ao có chùa Âng là ngôi chùa Khmer cổ, độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Năm 1996 quần thể chùa Âng và ao Bà Om đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia.

Ao Bà Om

Ao Bà Om

Hà Tiên tản mạn

Vẫn biết Hà Tiên hấp dẫn bởi “thập cảnh” nổi tiếng từ ngàn xưa, nhưng nhìn cận cảnh hơn chút nữa vào thị trấn hữu tình này sẽ thấy còn thật nhiều nét cuốn hút không nỡ rời xa.
Trái cây rừng là loại đặc sản không thể bỏ qua. Phải tần ngần hồi lâu tôi mới biết cách bóc quả măng cụt rừng vàng ươm, thơm lừng. Bên cạnh là chùm quả trường (vải rừng) đỏ mọng cũng chưa biết ăn thế nào, nhưng cảm giác có được là hồi hộp và muốn khám phá mùi vị ngay. Quả rừng có vị chua dịu, thoang thoảng thơm, ăn kèm với muối ớt rất hợp. Ngồi bệt ven đường quốc lộ vừa xuýt xoa hoa quả vừa trò chuyện với em bé bán thứ quà vặt tận tay hái từ núi về mang lại cho chúng tôi một cảm nhận thật sự thú vị về miền đất này.

Đường vào trung tâm thị trấn một bên thênh thang sóng biển, một bên mát xanh vườn tượng đài Mạc Cửu. Nhớ đừng bỏ qua các vựa hải sản tươi sống, bổ rẻ, chế biến ngay tại chỗ với nhiều món ăn mang vị đặc trưng của biển miền Tây.

Tìm đến những con hẻm nhỏ trong khu phố cách lăng họ Mạc không xa để thưởng thức món bánh khọt mềm nóng, ngậy nước dừa nhân tôm tôi mới hiểu vì sao “tiếng lành” lại được “đồn xa” đến vậy! Chè đậu đen nấu đường thốt nốt sánh đặc với đá lạnh, xôi sầu riêng của người Campuchia dẻo nõn ăn xong mà mùi vị vẫn phảng phất trong trí nhớ. Còn búp sen xanh tươi, ngọt ngấu vừa hái lên từ đầm sen quanh lăng lúc tách ra còn vương mùi bùn thì quả thật là món quà quê đầy nỗi nhớ.

Thỏa thích với quà vặt xong, tôi vào thăm lăng Mạc Cửu. Vào ngày 27.5 âm lịch hằng năm, người dân địa phương tấp nập qua lại nơi đây để chuẩn bị cho lễ giỗ của vị tổng trấn tài giỏi. Năm nào cũng vậy, hơn ngàn người quanh vùng đổ về lăng để dự lễ, cầu xin những điều hằng ấp ủ và tin rằng sẽ được ngài phù độ. Những câu chuyện thần kỳ đã được truyền tụng. Dù đến tham gia không có điều thần kỳ mang về thì họ cũng được thỏa thích với phần hội ở đây. Những trò chơi dân gian đầy màu sắc được tái dựng đầy công phu và lạ mắt, cả những trò thi đấu đầy trí tuệ nữa.

Thích nhất là cảm giác ngồi nghe tiếng lá xào xạc giữa trưa hè tại Chiêu Anh Các, nhìn vọng ra hồ sen lớn lộng gió trước lăng sẽ thấy xứng đáng cho một dịp cuối tuần đi xa thành phố. Không gian xung quanh lăng mang nét cổ xưa, vắng lặng, cấu trúc nhà cửa, đường sá man mác vẻ thôn quê miền Bắc. Như một phách lạc đầy thú vị giữa câu vọng cổ của miền quê Nam Bộ xanh mướt.

Ra xa thị trấn gần 10 km để đặt chân đến cửa khẩu Xà Xía, nơi giáp ranh của Kiên Giang với Campuchia, đi băng qua cánh đồng rộng lớn, trên lằn ranh vô hình với nuớc bạn để thấy cảm giác ngây ngất trước thiên nhiên là có thật. Chiều xuống, tôi ngồi xì xụp với món bún riêu do người Campuchia nấu trong quán nhỏ ven ruộng, thêm thỏa thích một ngày cận cảnh đời sống nơi đây.

(Theo Thanh Niên)

Đường đến Xẻo Quýt

Bạn đã bao giờ đến Xẻo Quýt chưa? Bạn có thể đi về trong ngày từ Tp.HCM. Đường đi như sau: từ TP.HCM đi theo Quốc lộ 1A qua Trung Lương (vòng xoay Mỹ Tho) (khoảng 70km) rồi đi tiếp QL1A (bên phải) khoảng 50km nữa, cách cầu Mỹ Thuận khoảng 5-7km (chưa đến cầu), bạn sẽ thấy ngã ba An Thới Trung, có bảng chỉ dẫn cụ thể, bạn rẽ phải vào QL30 (đường đến Cao Lãnh). Từ ngã rẽ này bạn đi theo QL30 khoảng 7km sẽ thấy ngã ba ngay bên hông trường học, chỉ đường cho bạn rẽ phải vào Xẻo Quýt, bạn rẽ phải và đi thêm vài km sẽ đến Xẻo Quýt.

Đây là ngã ba, ngay cạnh trường học, có bảng chỉ đường - rẽ phải đi thêm vài km là đến Xẻo Quýt

Đây là ngã ba, ngay cạnh trường học, có bảng chỉ đường - rẽ phải đi thêm vài km là đến Xẻo Quýt

Mùa thu hoạch lúa, bà con nông dân trải lúa ra phơi trên đường, nhiều khi chiếm hết con đường xe chạy.

Mùa thu hoạch lúa, bà con nông dân trải lúa ra phơi trên đường, nhiều khi chiếm hết con đường xe chạy.

Đến Xẻo Quýt không có gì để chơi :), nhưng bạn có thể đi dã ngoại 1 ngày, hiện Xẻo Quýt chưa có chỗ nghỉ qua đêm, trừ khi bạn có mang theo lều và cắm trại qua đêm. Đến Xẻo Quýt bạn có thể tìm hiểu về chiến khu xưa, hòa mình cùng thiên nhiên, “đổi gió” – tránh xa chốn phồn hoa đô thị, ngồi xuồng ba lá đi trong các con kênh rạch nhỏ, rừng tràm, chim chóc…

Sơ đồ Xẻo Quýt

Sơ đồ Xẻo Quýt

Những cây cầu gỗ thế này đầy rẫy ở miền Tây - khi chạy xe qua sẽ nghe 1 dàn âm thanh :)

Những cây cầu gỗ thế này đầy rẫy ở miền Tây - khi chạy xe qua sẽ nghe 1 dàn âm thanh 🙂

Nếu bạn có 02 ngày cuối tuần thì nên đến Xẻo Quýt rồi về Tp. Cao Lãnh (đi theo QL30, từ phía ngã ba rẽ vào Xẻo Quýt đến Cao Lãnh khoảng gần 25km, chạy thêm 1 giờ thôi), buổi tối tại chợ Tp. Cao Lãnh có chợ đêm bán đủ loại thức ăn dân dã miền Tây, có cả các miền khác như bún bò… Đảm bảo bạn thích chợ đêm này.