LÀM NGƯỜI CẦN BIẾT: SỐNG TỐI ƯU ĐỜI NÀY, HIỂU ĐỜI TRƯỚC, BIẾT ĐỜI SAU (P57)

PHẦN I: VŨ TRỤ & CON NGƯỜI

TÓM TẮT PHẦN I

           (tiếp theo phần trước)

+ Những loài Thảo mộc có thời gian sống ngắn hay vòng đời ngắn thì lại không có một Hồn Thơ nào; mà loại cây to sống lâu lại có nhiều Hồn Thơ. Lúc sinh sống trong loài Thảo mộc, những hột lưu tánh nguyên tử hay là Hồn Thơ hoạt động mãnh liệt hơn lúc còn ở trong loài Kim thạch. Thừa dịp khi chúng hoạt động rất hăng hái, các vị Thiên Thần mới đưa lại gần chúng chất Thanh Khí; chúng bèn rút chất khí ấy để bồi bổ cái Hồn Khóm. Hễ cây càng sum suê cành lá và gốc càng to thì cái Vía càng lớn.

+ Sự chuyển kiếp làm người thường chỉ xảy ra ở một vài loài thú vật nhà mà thôi. Hồn Thơ của con thú khi tiếp đượcluồng sóng sinh hoạt thứ III do Ngôi Thái cực (ngôi thứ I) xạ xuống thì Hồn Thơ từ đây đã thành Người và nó sẽ không bao giờ trở lại đầu thai làm thú nữa (chỉ trừ một vài trường hợp hết sức bất thường).

           + Loài Kim Thạch choán trọn phần trược của cõi Trần. Cõi Trần chia làm hai phần: phần nhẹ (thanh) và phần nặng (trược). Phần nhẹ của Kim Thạch làm bằng chất Thanh Khí Hồng Trần: cái phách nhỏ, còn thô sơ. Kim Thạch có một chút trí thức về dục vọng; nó mới khởi có cái Vía. Cái mầm dục vọng nầy gọi là ái lực (lực hấp dẫn) là cái lực khiến vật chất hợp với nhau. Loài Thảo mộc thì choán trọn cõi Phàm. Cái Vía của nó lại nở lớn hơn cái Vía của loài Kim thạch, bởi thế nên sự ham muốn của nó mạnh hơn sự ham muốn của Kim thạch. Những nhà khảo cứu Thảo mộc có nhiều tài liệu về sự khôn ngoan của nó dùng để đi đến mục đích, ví dụ ta thấy cái cây biết hướng theo phía có ánh nắng mặt trời. Loài Cầm thú thì choán trọn cõi Phàm và gần hết cõi Trung Giới. Đó chỉ rằng: Cầm thú có cái Xác, Phách đầy đủ, cái Vía phần dưới hoàn toàn, nghĩa là nó có đủ dục vọng xấu xa. Phần trên cái Vía của nó nhỏ hẹp hơn, cho thấy rằng những đức tánh cao thượng như sự tôn sùng, tình thương mến, lòng hy sinh cũng có trong lòng nó, dù còn yếu ớt. Có vài con thú tiến hóa đôi khi cũng biết bộc lộ những đức tánh nầy đối với chủ nó. Cái Vía của Cầm thú lại ló lên cõi Thượng Giới một chút, cho thấy rằng nó cũng có ít nhiều khôn ngoan. Tóm lại: mặc dầu Cầm thú không biết nói năng nhưng chúng cũng có các thứ cảm tình như: thương, ghét, giận, oán, …và đôi chút trí khôn. Loài Người thì choán trọn ba cõi: Hạ Giới, Trung Giới, và Thượng Giới. Đó chỉ rằng: loài người có Xác, Vía, Trí trọn đủ; và nhờ cái Trí nở lớn nên biết phân biệt, đoán xét, mặc dầu sự đoán xét nầy không được đúng lắm vì nó không choán trọn cõi Trí. Phần đông con người chưa đem tâm lên tận cảnh thứ ba của Thượng Giới tức là cõi Thượng Trí mà chỉ hoạt động trong bốn cảnh thấp là cõi Hạ Trí. Nếu con người đi đến bực tiến hóa khá cao thì có thể đem tâm lên tận cõi thứ nhì và cõi thứ nhứt của Thượng Giới đặng. Về Bậc Siêu nhân: tâm Ngài có thể lên tận cõi Bồ Đề và hoạt động một cách dễ dàng tại đó. Hơn nữa, ở cõi Niết Bàn tâm Ngài cũng khởi tỏ ngộ – nhứt là khi bỏ xác phàm. Thượng Trí và cái Vía của Bậc Siêu nhân nở lớn hơn cái xác, điều đó chỉ rằng: các Ngài sở dĩ còn lưu lại trần gian là vì phận sự mà thôi – chớ lòng trần đã rủ sạch, nợ trần đã giải thoát. Tâm trí các Ngài đều hoạt động ở cõi cao.

(còn tiếp)

(Bạn mua quyển này thì được SGT xem 1 lá số Tử vi miễn phí. Bạn muốn mua quyển này thì liên hệ Saigon Trẻ: Zalo 0918245688, Facebook: https://facebook.com/saigontre007/)

LÀM NGƯỜI CẦN BIẾT: SỐNG TỐI ƯU ĐỜI NÀY, HIỂU ĐỜI TRƯỚC, BIẾT ĐỜI SAU (P56)

PHẦN I: VŨ TRỤ & CON NGƯỜI

TÓM TẮT PHẦN I

           (tiếp theo phần trước)

+ Chơn Thần cứ ở mãi trên cõi Đại Niết Bàn và sinh sống ở các cõi dưới nhờ tia sáng “Atmâ-Buddhi-Manas”. Tại sao Chơn Thần không tự mình xuống ba cõi dưới lại phóng tia xuống mà thôi? Vì bản thể Chơn Thần quá tinh anh, xuống mấy cõi thấp không chịu nổi với những sự rung động không được thanh. Trên cõi Đại Niết Bàn, Chơn Thần đủ thần lực, ý thức và linh hoạt; nhưng ở ba cõi dưới Chơn Thần chỉ là một hột giống, một bào thai vô tri giác, bị bỏ rơi và bất lực. Chơn Thần chỉ sống và hành động bằng ba hột nguyên tử trường tồn “Atmâ-Buddhhi-Manas” đã chiếm được. Chơn Thần ở tại cõi Đại Niết Bàn phân thân xuống ba cõi dưới (là Niết Bàn, Bồ Đề, và Thượng Giới), tại đây Chơn Thần được gọi là Chơn Nhơn hay là Chơn Ngã, v.v… Chơn Nhơn xuống cõi thấp nữa không được, mới phân thân xuống 3 cõi dưới kế đó là: Hạ Thiên, Trung Giới, và Hồng Trần; tại đây Chơn Nhơn được gọi là Phàm Nhơn. Phàm Nhơn và Chơn Nhơn nối liền bằng một sợi dây màu vàng, chói lòa gọi là Kim Quang Tuyến (Sutrâtma). Mỗi Chơn Thần đều có Tam Thể Thượng hay là Ba Ngôi Cao nghĩa là có ba hột nguyên tử trường tồn hay là ba hột lưu tánh nguyên tử ở cõi Niết Bàn (Atmâ), Bồ Đề (Buddhi), và Thượng Thiên hay Thượng Trí (Manas), và Tam Thể Hạ hay là Hồn Thơ, tức Ba Ngôi Thấp gồm có ba hột lưu tánh nguyên tử của cõi Hạ Thiên (Hạ Trí), Trung Giới, và Hồng Trần. Những hột lưu tánh nguyên tử nầy giúp Chơn Thần liên lạc với các cõi dưới bằng “tia sáng” của nó, và nhờ sự liên lạc nầy Chơn Thần mới làm ra các thể hầu kinh nghiệm và hoạt động được ở các cõi thấp. Tam Thể Hạ hay là Phàm nhơn (SGT: tức người trần mắt thịt, là chúng ta đây) được sanh ra với ba hột lưu tánh nguyên tử là “Manas-Kâma-Sthula”.

+ Hồn Khóm là một nhóm Hồn Thơ còn chưa tiến hóa (Hồn Thơ = Tam Thể Hạ) ở trong một cái bọc làm bằng ba tấm màn mỏng do chất Tinh hoa kết thành. Tam Thể Thượng nối liền với Tam Thể Hạ bằng một đường kim tuyến chất Bồ Đề gọi là Sutrâtma (Kim Quang Tuyến). Trong lúc sống dưới trần, và một thời gian trên cõi Trung Giới, con thú có cái hồn riêng biệt như loài người, nhưng sau khi mãn kỳ sống trên Trung Giới, hồn thú không còn riêng biệt nữa mà lại nhập vào Hồn Khóm nghĩa là trong cái bọc chung. Do đó mới có sự di truyền của bản năng động vật. Khi nào trong bọc Hồn Khóm chỉ còn có một phần tử, tức là một Hồn Thơ, đang sửa soạn tiếp luồng sóng sinh hoạt thứ III của Ngôi thứ I đặng thành Hồn người, thì cái bọc sẽ rã ra nơi cảnh thứ III cõi Thượng Giới để tạo thành cái Chơn Thân cho hồn người.

(còn tiếp)

(Bạn mua quyển này thì được SGT xem 1 lá số Tử vi miễn phí. Bạn muốn mua quyển này thì liên hệ Saigon Trẻ: Zalo 0918245688, Facebook: https://facebook.com/saigontre007/)

LÀM NGƯỜI CẦN BIẾT: SỐNG TỐI ƯU ĐỜI NÀY, HIỂU ĐỜI TRƯỚC, BIẾT ĐỜI SAU (P55)

PHẦN I: VŨ TRỤ & CON NGƯỜI

TÓM TẮT PHẦN I

           (tiếp theo phần trước)

+ Loài Tinh linh hay là loài Tinh hoa, như loại cầm thú trên đường tiến hóa của Nhân loại. Nhân loại chỉ choán một phần nhỏ của Địa Cầu, nhưng loài Tinh linh thì đông hơn vô số, lan tràn khắp sông, núi, nước, lửa, đất, khí, trùng trùng, điệp điệp, xuyên ngang qua tất cả các chất Hồng Trầnbởi chúng được làm bằng chất Thanh Khí, xuyên ngang qua tất cả các chất Hồng Trần; nước, lửa, sắt, đá, v.v…  không làm trở ngại sự lưu thông của chúng được. Có nhiều thứ Tinh linh như: Hỏa tinh, Thủy tinh, Vân tinh, Thiên tinh, v.v… Các Tinh linh cao ta gọi là các vị Thần. Loài Tinh linh không tiến hóa theo đường của Nhân loại, nghĩa là không đầu thai làm cây cỏ, thú cầm. Một Tinh linh được sinh ra với một cơ thể hoàn toàn mở mang, y như loài côn trùng; dù đời của nó ngắn hay dài nó cũng không lộ vẻ gì mệt nhọc, dù khi gần lâm chung nó cũng chẳng hề già. Đến giờ phút cuối cùng thì Thần lực của nó dường như rút lần ra khỏi cơ thể, xác nó càng thêm trong trẻo, phai mờ trong khí của cõi Trung Giới. Chừng ấy, nó sống chung với loài Tinh linh Thanh Khí một ít lâu, rồi nhập vô Hồn Khóm nếu nó chưa đủ điều kiện để làm một cá nhơn riêng biệt. Ở với Hồn Khóm một thời gian, Tinh linh lại muốn đầu thai. Chừng ấy ý muốn đầu thai của nó kích thích Tinh chất và Thanh chất để làm ra cơ thể của nó. Sự sanh và sự tử của Tinh linh thật hết sức giản dị và không hề đau đớn. Loại Tinh linh không có giới tính, không bệnh hoạn, không chiến đấu, không tranh giành để mưu cầu sự sống, cho nên chúng nó thoát đặng sự khổ của người đời.

+ Mặc dầu loài Tinh linh không ăn uống nhưng chúng cũng ưa hưởng hơi của hoa thơm và hít tinh khí vào mình như người ăn vật thực vậy. Mùi hương thấm vào nguyên tử của cơ thể chúng chớ chẳng phải chỉ kích thích khứu giác mà thôi. Không có cái chi làm cho thân thể của chúng bị thương tích đặng, và sự nóng, lạnh không làm cho chúng nó khổ cực được. Có loài Hỏa tinh còn ưa thích ngọn lửa là khác, chúng nó nhảy múa sung sướng trong lửa như người tắm ở hồ tắm. Phần đông Tinh linh không ưa con người, và tìm cách trốn tránh luôn, vì con người thường tỏa ra những luồng sóng dục tình xấu xa làm kích động chúng nó mãi. Con người đối với chúng nó là một vị quỉ vương phá hại: bởi con người đi tới đâu là giết, là chặt, là gieo sự đau khổ đến đó: nào là đốn cây, ngắt hoa, nào là bắt thú cầm banh da xẻ thịt để ăn, nào là hủy hoại cảnh vật thiên nhiên, để trám vào những xưởng kêu rầm rầm ngày đêm không ngớt, cùng với những nhà máy khói mịt trời, làm cho không khí hóa ra khó thở. Cái gì loài Tinh linh quí trọng, nâng niu, đều bị con người vày đạp, đó là lý do chúng ghê sợ con người mà lánh xa.

Nhờ năng lực quyến rũ, Tinh linh thực hiện nhiều trò chơi tinh quái đối với con người rất dễ dàng. Nạn nhân chỉ thấy và nghe những điều chúng nó muốn, cũng như người bị thôi miên, chỉ cảm, thấy và nghe những điều ám thị của nhà truyền thần vậy. Nhưng loài Tinh linh không đủ năng lực chế ngự ý chí của con người, ngoại trừ ý chí của kẻ yếu đuối hoặc bị tê liệt bởi sợ hãi.

(còn tiếp)

(Bạn mua quyển này thì được SGT xem 1 lá số Tử vi miễn phí. Bạn muốn mua quyển này thì liên hệ Saigon Trẻ: Zalo 0918245688, Facebook: https://facebook.com/saigontre007/)

TRÍCH QUYỂN “KINH DỊCH NHẬP MÔN” – SGT VIẾT, HOÀN THÀNH 06/2022 – PHẦN 10

(tiếp theo phần trước)

HỌC DỊCH CẦN BIẾT

Học Dịch rất khó. Đúng vậy. Ắt hẳn bạn cũng đã từng cố “bước chân” vào Dịch nhiều lần, nhưng thất bại, không thể hiểu nổi Dịch. Dịch khó, vì lời lẽ văn tự là từ thời cổ xưa, người nay rất khó hiểu. Hơn nữa, sự quan trọng của Dịch không phải ở lời lẽ văn tự, mà là ở tượng (hình) và số (con số), và quan trọng nhất là cái ý mà tượng và số muốn diễn đạt. Thấu hiểu được cái ý đó thì mới mong hiểu được Dịch, từ đó hiểu được bản chất của rất nhiều sự việc. Chu Hy trong Dịch thuyết cương lĩnh đã nói “Phục Hy vạch ra 8 quẻ, tuy chỉ có mấy nét mà bao quát được hết mọi lẽ huyền vi trong Trời đất. Kẻ học hiểu được lời thì chỉ hiểu được phần thiển cận, mà khi nào hiểu được phần tượng thì mới mong đạt đến phần tinh thâm diệu nghĩa của nó mà thôi.” Trình Di nói “Tiền nhơn vì ý mà truyền lời, kẻ hậu học lại đọc lời mà quên ý; Dịch vì vậy mà thất truyền đã lâu.”

Học Dịch rất khó. Vì ngày nay ta không tiếp cận được sách gốc, ta đọc sách của hậu thế thì phụ thuộc vào quan điểm cái nhìn của tác giả: mỗi người mỗi khác, có khi sai lạc. Cái khó của Dịch còn nằm ở sự mâu thuẫn mà lý trí nhị nguyên khó hiểu nổi, khó chấp nhận nổi. Học Dịch phải giữ Tâm Hư (tâm rỗng không, tâm thanh tịnh), không có thành kiến nào cả, để có thể tiếp nhận Dịch.

Đọc Dịch mà chết trong lời là chưa biết đọc Dịch. Dịch Kinh là một thứ kinh vô tự (vô tự: không có chữ). Hơn nữa, Dịch là biến, và biến 2 chiều xuôi ngược, với đầu óc nhị nguyên lý trí chỉ suy nghĩ có một chiều thuận hay nghịch thì làm gì đọc nổi một câu Dịch. Dịch nói về lẽ sống. Người câu nệ là người đã chết: chết trong quá khứ, chết trong khuôn khổ. Và Tri (biết) mà thiếu Hành (thực hành, hành động) thì chưa phải là chân tri (chân tri: biết đúng, thật là biết). Chu Hi nói “Đọc Dịch phải có tinh thần vô chấp, biết giữ lòng hư tĩnh.”

Học Dịch khó vì lời trong Dịch là ám chỉ, ví dụ nói Rồng mà không hẳn ý muốn nói là con rồng. Cho nên, đọc, học Dịch phải giữ cho lòng trống rỗng để tìm ý nghĩa của nó, không nên giữ ý kiến của riêng mình. Thánh nhân luôn nói những câu khó hiểu, cốt ý là để cho những người nào có tuệ cănmới lĩnh hội được mà thôi. Vì tâm trí ta còn kém cỏi, vật dục làm ta u mê, nên làm sao ta hiểu được những ý thâm sâu của cổ nhân. Khi đã hiểu nó, ta có thể khai triển nó theo muôn mặt.

Dịch (hay Vũ trụ) là biến, và biến 02 chiều xuôi ngược chứ không phải chỉ một chiều, nên với đầu óc của người đời nay, muốn mọi thứ rõ ràng (nhị nguyên, tức phân chia rõ ràng ta và người, âm và dương, 1 và 0) thì rất khó hiểu và khó chấp nhận Dịch. Do đó, để học được Dịch đòi hỏi tâm trí bạn phải cởi mở, chấp nhận cái mới lạ mà nào giờ bạn chưa nghe, chưa chấp nhận, và không đòi hỏi sự rõ ràng 1+1=2. Ví dụ đọc câu “thăng để mà giáng, giáng để mà thăng” (lên để mà xuống, xuống để mà lên) mà bạn thấy kỳ, thấy khó chấp nhận, thì bạn thuộc nhóm đối tượng chưa đủ độ “trầm”, độ “cởi mở” để học Dịch.

Không sao cả, biết vậy thì từ đây đến hết quyển này, bạn cần có tâm thái như đứa trẻ, sẵn sàng đón nhận cái mới, phải bỏ qua cái hiểu biết trường lớp, tư tưởng nhị nguyên, cái thành kiến “nhỏ bé mà tưởng là to” của mình thì mới mong có thể hiểu được phần nào Dịch.

(còn tiếp)

(bạn nếu muốn mua quyển này thì vui lòng liên hệ tôi qua Zalo 0918245688, mua 1 quyển được tôi luận miễn phí 1 lá số Tử vi)

TRÍCH CẨM NANG TỰ HỌC XEM TỬ VI, Q1 (PHẦN 30)

(tiếp theo phần trước)

PHẦN II: TÍNH CHẤT CÁC SAO

THÁI ÂM (NGUYỆT)

Ý nghĩa của sao Thái Âm ở các cung:

a. ở Mệnh: sáng thì tốt, hãm thì kém tốt. Sáng thì giỏi kiếm tiền, thích kiếm tiền. Thông minh, nhất là khi có Thái Dương sáng hội hợp. Xem thêm ý nghĩa tính tình, phúc họa của Thái Âm.

b. ở Phụ:

  • Nhật Nguyệt gặp Tuần Triệt: cha mẹ mất sớm
  • Nhật Nguyệt đều sáng sủa: cha mẹ thọ
  • Nhật sáng, Nguyệt mờ: mẹ mất trước cha. Nhật mờ, Nguyệt sáng: cha mất trước mẹ. Có Tuần hay Triệt thì đảo ngược lại.
  • Nhật Nguyệt cùng sáng: sinh ban ngày – mẹ mất trước, sinh ban đêm – cha mất trước. Có Tuần hay Triệt thì đảo ngược lại.
  • Nhật Nguyệt cùng mờ: sinh ban ngày – cha mất trước, sinh ban đêm – mẹ mất trước. Có Tuần hay Triệt thì đảo ngược lại.
  • Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi: không gặp Tuần, Triệt án ngữ: sinh ngày – mẹ mất trước, sinh đêm – cha mất trước; gặp Tuần, Triệt án ngữ: ngược lại.

c. ở Phúc: Nguyệt sáng sủa:thọ, hưởng âm đức bên mẹ, vợ. Nguyệt tối: không tốt.

d. ở Điền: Nguyệt sáng: điền sản rất nhiều. Nguyệt hãm:ít của, không có của.

e. Quan: Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi không gặp Tuần Triệt: bất hiển công danh, bất đắc chi: câu phú “Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi”. Nếu Nhật Nguyệt đồng cung tại Sửu hay Mùi mà có Tuần (hoặc Triệt, Tuần tốt hơn Triệt), có thêm Hóa Kỵ thì là “phản vi kỳ cách”, tức từ xấu đổi thành tốt. Nguyệt hãm gặp Tả Hữu: làm mụ (hộ sinh) có tiếng.

f. ở Nô: Nhật Nguyệt sáng: tôi tớ lạm quyền, có học trò giỏi, người phò tá đắc lực. Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ở lâu bền.

g. ở Di: Nhật Nguyệt sáng gặp Tam Hóa:được nhiều người quý trọng tôn phục, giúp đỡ, hậu thuẫn.

h. ở Tật: Nguyệt hãm gặp sát tinh: nhiều bệnh hoạn triền miên ở mắt, thần kinh, khí huyết, kinh nguyệt. Nguyệt Trì Sát: hay đau bụng. Nhật Nguyệt hội hợp gặp Hóa Kỵ: bệnh về mắt, nhẹ nhất là cận thị; nếu có nhiều hung sát tinh hội hợp thì có thể mù.

i. ở Tài: Nguyệt sáng gặp Sinh hay Vượng: rất giàu có, kiếm tiền rất dễ dàng và phong phú. Nguyệt sáng gặp Vũ Khúc chiếu: giàu có lớn. Nguyệt Tuất, Nhật Thìn: đại phú. Các trường hợp khác: nếu có Thái Âm sáng sủa và không phạm hung sát tinh là tốt, giàu có. Nếu Thái Âm kém sáng thì kém giàu. Hãm thì không giàu, hoặc giàu không bền.

j. ở Tử: Nguyệt Thai Hỏa: có con cầu tự mới nuôi được. Nhật Nguyệt Thai: sinh đôi

k. ở Phối: Nguyệt Nhật miếu, vượng địa: sớm có gia đình; Nguyệt Xương Khúc: vợ đẹp, có học; Nguyệt Quyền ở cung Thân: sợ vợ.

l. ở Bào: Nhật Nguyệt giáp Thai: có anh chị em song sinh (tức sao Thai ở cung Bào, 2 cung 2 bên có Nhật, Nguyệt)

m. ở Hạn: Nguyệt sáng: tài lộc dồi dào, có mua nhà, đất, ruộng vườn, gặp việc hên, sinh con. Nguyệt mờ: hao tài, đau yếu (mắt, bụng, thần kinh), bị kiện vì tài sản, bị lương tâm cắn rứt, sức khỏe của mẹ/vợ kém. Nếu thêm Đà Tuế Hổ: nhất định mất mẹ. Nguyệt Đà Kỵ: đau mắt nặng, mất của. Nguyệt Hỏa Linh: đau yếu, kiện cáo. Nguyệt Hình: mắt bị thương tích, phải mổ. Nguyệt Cự: nữ sinh đẻ khó, đau đẻ lâu.

(còn tiếp)

(Bạn muốn mua quyển này thì liên hệ tôi, Saigon Trẻ, Zalo 0918245688, FB https://facebook.com/saigontre007. Bạn cũng có thể vào Kênh Youtube Tử vi – Phong Thủy – Tâm linh của tôi để xem các clips, https://youtube.com/c/tuviphongthuytamlinh/videos/)